• TRANG CHỦ
  • CƠ HỘI KINH DOANH
  • TÓM TẮT SÁCH
  • LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
  • Chuyển đến nội dung chính

    Tóm Tắt Sách : Khuyến Học

    Toàn bộ quyển sách Khuyến Học như là những lý lẽ để làm toát lên tinh thần “Trời không sinh ra người đứng trên người. Trời cũng không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả là do sự học mà ra” của Yukichi. Tác giả đã dẫn dắt người đọc trong bối cảnh xã hội nước Nhật cách đây hơn 150 năm, nhưng lại có rất nhiều điểm tương đồng với xã hội Việt Nam ngày nay, nên càng đọc càng thấm và thấy xấu hổ.
    Tại sao phải học?
    Có lẽ người dân Nhật ngày xưa thời Yukichi chẳng hơn gì dân ta lúc ấy, mới thoát khỏi chính quyền phong kiến nhưng tư tưởng thì vẫn lậm phong kiến toàn xã hội. Nhưng tại sao chỉ vài chục năm sau nước Nhật đã vươn mình trỗi dậy một cách mạnh mẽ? Lần trỗi dậy thứ hai sau thế chiến II, cũng do thừa kế tinh thần khai minh của Yukichi năm nào. Tất cả lý do chỉ chung quy lại một mối, đó là họ hiểu được tại sao phải học. Hiểu ở phương diện cá nhân lẫn quốc gia. Tất cả mọi người được sinh ra đều bình đẳng về quyền làm người. Nhưng tại sao trên đời lại có người giàu, kẻ nghèo, người sang, kẻ hèn. Ở quy mô quốc gia cũng tương tự, có nước giàu, nước nghèo, nước mạnh, nước yếu, nước đô hộ, nước thuộc địa. Chẳng phải ông Trời định đoạt số phận của ta, mà là do chính ta ta có nỗ lực học và vươn lên hay không mà thôi. Học đã là bản năng. Học là một đặc quyền thiêng liêng nhất của con người. Ta phải nhận ra điều đó để giành lại quyền làm chủ sự học của mình, làm chủ cuộc đời của mình và làm chủ đất nước mình. Chính khi đó, con người ý thức được rằng “Ta là sản phẩm của chính mình” – Giản Tư Trung.
    Nhưng học gì và học thế nào?
    Theo Yukichi, học tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống. Học tức là phải sử dụng được trong thực tế. Học phải đi đôi với thực hành. Học một cách đàng hoàng tử tế. Học để hoàn thiện bản thân mình. Học để nhận ra trách nhiệm và vai trò của mình đối với đất nước. Học ở mọi nơi, mọi lúc; học từ mọi người, lắng nghe, quan sát; học từ sách vở, đọc nhiều,… Học như thế gọi là thực học, trái với hư học là chỉ học để làm quan, học vì thành tích phù phiếm vớ vẩn.
    Yukichi kịch liệt phản đối cái tính còn trẻ mà lại muốn lựa chọn những công việc an nhàn. Ví chuyện đi học vì đẳng cấp địa vị, để đầu tư “sinh lãi”, chỉ cần lùng sục và đọc vài ba cuốn sách, đi đây đó để có được 1 vài kinh nghiệm rồi đợi dịp may mà được chọn vào bộ máy nhà nước cho an nhàn. Đó đang là một trào lưu trong xã hội, tác hại của việc tạo ra quá nhiều chiến sĩ rởm thể hiện quyền lực bằng cách áp đặt kẻ yếu, dần dần sẽ làm mất đi bản chất và mục đích cao quý của việc học.
    Học vấn không phải chỉ việc cứ đọc nhiều sách là đủ, mà quan trọng là khả năng ứng dụng, diễn thuyết để dám nói lên chính kiến của mình. Bản chất của thực học là phải động não suy nghĩ, tố chất đặc biệt quan trọng đối với một việc nâng cao kiến thức là không được tự mãn.
    Không học có sao không?
    Người Nhật vẫn dạy con cháu rằng: “Đất nước ta là đất nước nghèo tài nguyên, khoáng sản. Nhân dân ta chỉ có thực học mới có thể thay đổi cuộc sống và mang đất nước đi lên”. Chính vì thế, không học thì chỉ có tiếp tục ngu dốt, nghèo nàn. Không học thì không thể tự chủ. Không học thì thiếu tinh thần độc lập. Một người như thế thì chẳng làm được tích sự gì cho chính mình chứ huống chi là cho đất nước.
    Đó là chưa kể nghèo dốt sẽ sinh ra tham lam. Tham lam lại là nguồn gốc của mọi thói xấu, gây ghen ghét đố kị, nhất là đối với người giàu. Rồi sự xa cách lại ngày càng gia tăng giữa hai tầng lớp ấy. Do đó, những kẻ mang lòng tham không hề đóng góp mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội mà thôi.
    Ngoài ra, cuộc sống ngày nay thì luôn sống động. Xã hội không bao giờ đứng yên nên con người thường phải đón nhận những thay đổi hoặc thất bại không ngờ tới. Vậy mà nếu còn không chịu nỗ lực học thì chẳng biết phải làm sao để có thể đương đầu trước những khó khăn ấy đây?
    Sở dĩ sự nghiệp khai minh nước Nhật thời đó còn kém (Việt Nam bây giờ cũng vậy), nguyên nhân chính là do dân quá ngu dốt, gian tham, vẫn sống trong vòng u mê tăm tối. Trên đời này điều đáng sợ nhất có lẽ là ngu dốt. Những kẻ ngu dốt thì không biết xấu hổ. Họ chỉ có thể là gánh nặng của xã hội, nỗi khổ cho mọi người xung quanh thôi. Đó là cũng lý do khiến cho một chính phủ chuyên chế, độc tài có thể tồn tại. Bởi dân nào thì chính phủ đó!
    Theo Yukichi, có ba lý do khiến một kẻ không học, thiếu tinh thần tự chủ, thiếu chí khí độc lập là tai họa của đất nước? Lý do thứ nhất, không có học thì dù có yêu nước cũng chỉ là hàm hồ, nông cạn, bởi thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Ai bảo gì làm nấy. Ai nói gì cũng nghe. Thứ hai, khi đã vô học tức là không giác ngộ được tính độc lập thì chỉ mãi mãi hài lòng với thân phận nô lệ của chính mình, thì còn làm gì được nữa. Thứ ba, một người vô học rất dễ bị cái xấu làm chủ cuộc đời, bởi có biết minh định cái gì là đúng, cái gì là sai đâu.
    Tóm lại, hậu quả gây ra của một kẻ không học là rất to lớn, cho cá nhân kẻ đó trước, rồi đến đất nước của kẻ đó nữa.
    Hiểu được trách nhiệm làm người, làm việc và làm dân
    Mỗi người dân đều có hai nhiệm vụ: quyền lập ra chính phủ đại diện mình, và thực hiện nghĩa vụ của mình với chính phủ ấy. Chính vì thế phải ý thức, cân nhắc trong suy nghĩ và hành động của mình. Không phải cứ tùy tiện, tự cho mình cái quyền phán xét, xét xử, thậm chí là nổi loạn, ám sát người khác. Rồi cũng không phải tự cho mình cái quyền tùy tiện thích thì tuân thủ pháp luật, không thích thì thôi. Một khi đã tin tưởng chọn chính quyền thì phải ủng hộ chính quyền, hợp tác với chính quyền, gần gũi với chính quyền. Chửi không bao giờ là cách thông minh. Thay vì vậy, khi thấy luật hoặc chính sách ban hành có nhiều khuyết điểm thì hãy cùng tranh luận, kháng nghị một cách thẳng thắn, không ngần ngại.
    Trách nhiệm làm dân không phải là dễ dàng, bởi luôn có mâu thuẫn giữa dân và chính phủ. Khi ấy, thường có ba cách phản ứng. Thứ nhất, Yukichi gọi đó là giải pháp mù quáng. Tức là từ bỏ khí tiết, chịu khuất phục chính phủ vô điều kiện. Giải pháp này chỉ làm hỏng vị thế của chúng ta mà thôi. Giải pháp thứ hai, phản kháng bằng bao lực. Đây là điều không nên. Nội chiến luôn là việc làm vô nhân đạo. Cho dù thắng, phe lên nắm quyền cũng không có gì đảm bảo sẽ thực thi chính trị tử tế, vì họ cũng sinh ra từ dòng máu không tử tế. Giải pháp thứ ba mới là thượng sách, đó là sẵn sàng hiến thân, hy sinh tính mạng chứ không để mất khí tiết. Tức là bảo vệ chân lý, sự thật, giá trị tiến bộ và kiên nhẫn thuyết phục, góp ý, tranh luận với chính phủ đến tận cùng.
    Rồi mỗi người dân trong xã hội cần phải có sự độc lập cá nhân. Trước hết là độc lập về vật chất, nghĩa là mỗi người có gia đình, có nghề nghiệp, tự lo được cho mình mà không nhờ vả ai, không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Dạng độc lập hữu hình như vậy có thể dễ dàng nhận biết. Thứ hai là độc lập về tinh thần, đây là thứ khó nhận biết nhưng lại quan trọng hơn. Một cách sống để đạt được độc lập về tinh thần là phải biết cách tiêu tiền, không lệ thuộc vật chất, đừng để khổ sở khi có chút ít tài sản lại bị chính tài sản đó cai trị.
    Ngoài ra trong xã hội, lòng tín nhiệm của một người là cực kỳ cần thiết. Nếu không được mọi người đặt lòng tin, không được trọng dụng thì khó làm nên trò trống. Một người càng được tín nhiệm lại càng được tin tưởng để hoàn tất những công việc lớn hơn. Nhưng nếu tín nhiệm lầm người thì sẽ ra sao? Khi ấy mình lại cần thể hiện tinh thần độc lập của mình để dám góp ý thẳng thắn. Trong một xã hội thật giả, thiện ác khó phân biệt, vì thế cần nỗ lực bản thân và xác định rõ vị trí của mình, nhân cách của mình và cần một sự đánh giá đúng về mình từ người khác.
    Tóm lại, hãy nhớ rằng một nền văn minh quốc gia không thể chỉ trông chờ chính phủ, mà phải xuất phát từ mỗi người dân. Dân có thực học, có độc lập trong tư tưởng, ý chí trong hành động thì nhà nước mới mạnh.
    st

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TÓM TẮT BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU.

    Tập 1: Cha giàu cha nghèo. Bộ sách "Dạy con làm giàu" của tác giả Robert KIyosaki viết vào đầu thế kỷ 21 dường như đã trở thành giáo trình cho một số trường học cũng như một số cá nhân muốn sở hữu một cuộc sống đầy đủ về mặt tiền bạc. Trong tập đầu của bộ sách này- "Cha giàu cha nghèo"- chúng ta sẽ nhìn lại những nét chính về tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. 1. CUỐN SÁCH NÓI VỀ ĐIỀU GÌ? Cuốn sách được bắt đầu với lời kể của Robert trong vai 1 cậu bé 9 tuổi khi có đến 2 người cha- 1 người cha ruột cậu đặt tên là CHA NGHÈO và người cha của bạn thân nhất, cậu đặt tên là CHA GIÀU. Cậu đã mô tả cách suy nghĩ, quan điểm sống và ngôn ngữ của 2 người cha dẫn đến sự khác biệt trong số phận của họ. Mỗi chương sách là 1 bài học mà cậu bé dược người Cha giàu chỉ dạy và muốn gửi lại cho độc giả. Các bài học không trả lời cho câu hỏi về 1 phương thức làm giàu cụ thể nào mà chỉ nhằm đả thông tư tưởng cho những người đã bị lối suy nghĩ truyền thống bám rễ và níu chân. Dướ

    4 loại đòn bẩy bạn cần biết nếu muốn tự do tài chính

    4 LOẠI ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH BẠN CẦN BIẾT NẾU MUỐN TỰ DO TÀI CHÍNH . ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ NHẤT: TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ HAI: KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ BA: Ý TƯỞNG CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ TƯ: THỜI GIAN VÀ SỨC LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ NHẤT: TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC. Bạn đang bước những bước đi đầu tiên trên con đường dẫn đến sự tự do tài chính? Dưới đây là 4 đòn bẩy tài chính mà bạn cần phải biết để đạt được mục tiêu đó. Như bạn đã biết, nếu muốn đi nhanh hơn người khác, bạn cần sử dụng cho mình ít nhất một loại đòn bẩy, nếu bạn không biết gì về đòn bẩy tài chính thì nghĩa là bạn đã thua một cuộc đua mà bạn không đáng là người thất bại. 4 loại đòn bẩy tài chính đó là: Tiền của người khác  (OPM – Other People’s Money) Kinh nghiệm của người khác  (OPE – Other People’s Experience) Ý tưởng của người khác  (OPI-Other People’s Idea) Thời gian và sức lao động của người khác  (OPT-W Other People’s Time&Wor

    Bí quyết tư duy triệu phú - T. Harv Eker

    “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” chỉ rõ tại sao một số người nhất định sẽ giàu có, thành công trong khi số khác phải suốt đời vật lộn với khó khăn. Nếu bạn muốn biết gốc rễ của thành công, hãy đọc sách này” Nhận xét về T.Harv Eker và “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” chỉ rõ tại sao một số người nhất định sẽ giàu có, thành công trong khi số khác phải suốt đời vật lộn với khó khăn. Nếu bạn muốn biết gốc rễ của thành công, hãy đọc sách này”. Roberrt G.Allen, tác giả của “Đa thu nhập” và “Nhà Triệu phú Một phút” “T.Harv Eker cho ta bản kế hoạch làm giàu và các công cụ để xây dựng lâu đài sự thịnh vượng, từ trong ra ngoài, vì thế nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian và hoàn cảnh”. Dr. Denis Waitley, tác giả cuốn “Hạt giống của sự vĩ đại” “T.Harv Eker là bậc thầy trong việc làm cho việc làm giàu có trở nên đơn giản. Cuối cùng, các nguyên tắc đầy sức mạnh của ông ta ñược trình bày trong cuốn sách tuyệt vời này.” Marci Shimoff, đồng tác giả cuốn “Chicke