• TRANG CHỦ
  • CƠ HỘI KINH DOANH
  • TÓM TẮT SÁCH
  • LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
  • Chuyển đến nội dung chính

    4 loại đòn bẩy bạn cần biết nếu muốn tự do tài chính

    4 LOẠI ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH BẠN CẦN BIẾT NẾU MUỐN TỰ DO TÀI CHÍNH .
    ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ NHẤT: TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC.
    ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ HAI: KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI KHÁC.
    ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ BA: Ý TƯỞNG CỦA NGƯỜI KHÁC.
    ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ TƯ: THỜI GIAN VÀ SỨC LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI KHÁC.
    ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ NHẤT: TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC.
    Bạn đang bước những bước đi đầu tiên trên con đường dẫn đến sự tự do tài chính? Dưới đây là 4 đòn bẩy tài chính mà bạn cần phải biết để đạt được mục tiêu đó.
    Như bạn đã biết, nếu muốn đi nhanh hơn người khác, bạn cần sử dụng cho mình ít nhất một loại đòn bẩy, nếu bạn không biết gì về đòn bẩy tài chính thì nghĩa là bạn đã thua một cuộc đua mà bạn không đáng là người thất bại. 4 loại đòn bẩy tài chính đó là:
    Tiền của người khác (OPM – Other People’s Money)
    Kinh nghiệm của người khác (OPE – Other People’s Experience)
    Ý tưởng của người khác (OPI-Other People’s Idea)
    Thời gian và sức lao động của người khác (OPT-W Other People’s Time&Work)
    Từ bây giờ mình sẽ nói cho bạn biết một điều. Trong các bài viết của mình rất nhiều quan điểm đối lập với cách nghĩ thông thường của nhiều người. Vì là quan điểm, mình không áp đặt bất cứ ai phải nghe theo mình. Nhưng mình muốn các bạn có một thói quen như thế này. Khi quan điểm của mình khác với những gì bạn suy nghĩ, đừng vội đánh giá ngay. Hãy tập cho mình thói quen đặt câu hỏi “Mình sẽ làm điều đó như thế nào?” Tin mình đi, nếu bạn có thói quen này, cuộc sống của bạn sẽ thú vị hơn nhiều đấy.
    Trở lại với vấn đề, làm thế nào để sử dụng tiền của người khác? Không dễ dàng mà một người sẵn sàng móc hầu bao và đưa cho bạn bảo một câu “Mày dùng tiền của tao đi” đúng không? Bạn cũng như vậy đúng chứ? Có gã nào đó ngày ngày đi theo bạn và gạ gẫm bạn hãy đưa tiền cho gã ấy? Bạn có đưa tiền cho gã đó không? Bạn chỉ muốn đấm vỡ mồm hắn!!! Tại sao như vậy? Ngày xưa mình được dạy rằng, đừng đi tìm nguyên nhân của nguyên nhân, mục đích của câu này là giữ cho mọi việc đơn giản nhất có thể. Nhưng đối với vấn đề này, mình đang làm đúng việc ấy, đi tìm nguyên nhân của nguyên nhân.
    Có bạn sẽ suy nghĩ? Để chi vậy? Trả lời được những câu vì sao, bạn sẽ có mục đích của mình. Do đó khi nào bạn cần tìm một mục đích cho hành động của mình, đừng quên trả lời câu hỏi vì sao.
    Trở lại vấn đề nhé, người ta không đưa tiền cho bạn vì người ta không tin tưởng nơi bạn. Một khi niềm tin đủ lớn, họ sẽ sẵn sàng đưa tiền cho bạn mà không một chút đắn đo (Triết học một chút: Một khi tích lũy đủ về lượng sẽ xảy ra sự biến đổi về chất). Bạn cũng như thế, đúng không nào? Do đó, muốn sử dụng tiền người khác bạn phải tích lũy đủ niềm tin ở nơi họ.
    Bằng cách nào?
    Tạo ra uy tín cho bản thân mình, không ai tin tưởng một kẻ lừa đảo. Bạn có bao giờ để ý rằng, danh nghĩa một công ty làm bạn an tâm hơn là danh nghĩa một cá nhân không? Ở Việt Nam, gán mác 2 chữ Nhà nước càng có ý nghĩa hơn đối với mọi người đúng chứ? Khi mình tiếp xúc với người dân để bán một món đồ nào đó có giá trị khá lớn họ sẽ hỏi ngay câu: “Công ty này có phải của Nhà nước không?” Nó đã ăn sâu vào tiềm thức.
    Mục đích của việc nói lòng vòng như thế là mình muốn bạn hiểu được bí ẩn của việc lấy tiền từ túi của người khác, nhiều khi họ tình nguyện và cá biệt một vài trường hợp nài nỉ người khác sử dụng tiền của mình. Hình thức thành lập công ty cổ phần, phát hành “cổ phiếu” và huy động vốn từ các nhà đầu tư khác để họ trở thành cổ đông là một ví dụ sống động. Bạn là người chủ doanh nghiệp, nhớ đa số người giàu mắc nợ những người trung lưu và người nghèo.
    Hình thức đi vay thông thường: Khi bạn thiếu tiền, nhưng một ý tưởng triệu $ đang hiện ra trong đầu bạn, không còn cách nào khác bạn sẽ phải đi vay từ các cá nhân, ngân hàng, các công ty tài chính để thực hiện kế hoạch đầu tư và trả lãi định kỳ. Trong trường hợp này, nợ là một công cụ tài chính quan trọng giải quyết vấn đề của bạn trong cơn bĩ cực. Tuy nhiên, nợ là con dao hai lưỡi, bạn càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng thanh toán, dễ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính. Do đó  bạn phải nâng cao sự thông minh tài chính, biết cách kiểm soát món tiền vay này.
    Chúng ta nên coi nợ như một khẩu súng nạp đạn, nó có thể giúp bạn nhưng cũng có thể giết bạn…bất chấp là ai đang cầm nó. Robert Kiyosaki.
    ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ HAI: KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI KHÁC.
    Bạn đã bao giờ nghe câu này chưa? “Thời gian là vàng bạc” một nhà đầu tư thông minh phải biết thời  gian, nhiều khi phải trả giá bằng những thất bại cay đắng, vì vậy việc học hỏi và sử dụng kinh nghiệm của những người khác, đặc biệt là những người thành công là cách dễ dàng nhất để trở nên giàu có.
    Hãy học tất cả những gì họ biết, làm những gì họ làm và tối ưu nó để làm thậm chí tốt hơn họ.
    Sự sáng tạo đầu tiên được bắt nguồn từ việc bắt chước người khác, sau đó kết hợp quan điểm cá nhân của bạn vào đó.
    Tác dụng của đòn bẩy này là nhằm tối đa hóa những kết quả của bạn trong một khoảng thời gian tối thiểu.
    Giao lưu với những người thành công, đọc sách, xem những cuộn băng video của họ, phỏng vấn họ nếu có thể, tham dự những hội nghị chuyên đề của họ, đó là cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất để học kinh nghiệm từ người khác.
     ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ BA: Ý TƯỞNG CỦA NGƯỜI KHÁC.
    Trong thời đại hiện nay, ý tưởng là tiền. Một khi một ý tưởng triệu đô được hiện thực hóa, đó là một cỗ máy tạo ra tiền.
     Các bạn nghĩ xem? Vì sao Google, Facebook, Amazon, hay Microsoft lại có khối tài sản khổng lồ như ngày nay?
    Ý tưởng của họ đã tạo ra tiền, và rồi sau đó, họ lại sử dụng tiền để mua những ý tưởng tuyệt vời của cá nhân khác.
     Muốn sử dụng được đòn bẩy này, dĩ nhiên bạn phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng, bạn phải hiểu về các xu hướng và sử dụng ý tưởng độc đáo, sáng tạo của các cá nhân hay một tập thể với những quan điểm từ nhiều phía để tạo nên một kế hoạch đầu tư chi tiết, rõ ràng, hiệu quả cao, đẩy mạnh sự phát triển của các phương án đang diễn ra.
    Bạn có thể cạn kiệt ý tưởng, nhưng thế giới chưa bao giờ mất đi các ý tưởng tốt.
     ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ TƯ: THỜI GIAN VÀ SỨC LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI KHÁC.
    Mỗi người đều có 24 tiếng một ngày, vậy làm thế nào mà một số cá nhân lại giàu có hơn phần còn lại? Họ có ma thuật gì đó? Vâng, ma thuật đó chính là sử dụng thời gian của người khác.
    Có bao giờ bạn suy nghĩ, tại sao tỷ phú $ đầu tiên của Việt Nam sở hữu tài sản lên đến hơn 1 tỷ $ không?
    Điều này ai cũng dễ thấy, nhưng đằng sau đó là gì? Có phải Phạm Nhật Vượng, ông chủ của tập đoàn Vingroup làm việc 1 ngày 16 tiếng với năng suất lao động gấp hàng triệu lần một người Việt Nam bình thường không?
    Chắc chắn là không phải như vậy, sự thật đằng sau bí mật đó là gì? Chỉ đơn giản là ông sử dụng sức lao động của người khác, thời gian của người khác. Nhờ vậy mà ông có thể giàu có gấp hàng triệu lần người khác. Bí mật đã được vén màn, quan trọng là bạn sẽ sử dụng nó bằng cách nào?
    Hầu hết mọi người đều muốn có một công việc, họ muốn sự an toàn hơn là cơ hội. Hãy thuê mướn và giao phó cho họ những thứ mà bạn không muốn làm cũng như không thể làm một mình.
    Không phải ai cũng sẵn sàng làm việc cho bạn, nhất là những người giỏi nhất. Do đó, bạn cần học cách quản trị nhân sự và xây dựng uy tín cho bản thân. Hãy thể hiện rằng, khi họ làm việc cho bạn họ sẽ đạt được điều gì? Bằng không, doanh nghiệp của bạn là nơi quy tụ những kẻ muốn ngồi mát ăn bát vàng, đôi khi đòn bẩy này lại có tác dụng ngược, bạn cày bừa để nuôi cơm bọn nó.
    Đầu tiên hãy lập một nhóm, quản lý nhóm là nền tảng đầu tiên để trở thành một chủ doanh nghiệp. Vấn đề nhân sự là một phạm trù rộng lớn, không chỉ của bạn, của mình mà nó là đề tài muôn thuở của bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào đang đi trên con đường dẫn đến sự tự do tài chính.
    Muốn xây dựng ngôi nhà tài chính vững chắc, hãy làm tốt phần móng nhà. Ngôi nhà của bạn có đồ sộ, nguy nga, tráng lệ hay không, là do phần nền móng này, hãy cố gắng vun đắp nó.

    KẾT LUẬN

    Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện về David và Goliath?
    Đó là một câu chuyện vào khoảng 3.000 năm trước kể về cậu bé chăn cừu David nhỏ bé chỉ với một cục đá và một chiếc nỏ cao su đã đánh bại gã khổng lồ Goliath. Kể từ đó, cái tên David và Goliath trở thành biểu tượng cho cuộc chiến đấu giữa những kẻ yếu thế và những gã khổng lồ. Chiến thắng của David là một điều phi thường, không ai ngờ tới.
    Cuộc chiến đấu giữa David và Goliath không đơn thuần là cuộc chiến của thanh kiếm đấu với thanh kiếm, mà bạn có thể dùng mọi vũ khí mà bạn thích. Đây là quy luật về đòn bẩy, Goliath với David giống như một người đàn ông với một thanh gươm sẽ phải chống lại một cậu bé được trang bị một khẩu súng lục tự động.
    Thế giới tài chính vẫn luôn tồn tại những loại đòn bẩy giúp một người nhỏ bé như bạn vẫn có khả năng lớn chiến thắng trong trò chơi tài chính của chính mình. Vậy bạn chọn thanh gươm hay khẩu sung lục? Quyết định là ở bạn.
    st.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TÓM TẮT BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU.

    Tập 1: Cha giàu cha nghèo. Bộ sách "Dạy con làm giàu" của tác giả Robert KIyosaki viết vào đầu thế kỷ 21 dường như đã trở thành giáo trình cho một số trường học cũng như một số cá nhân muốn sở hữu một cuộc sống đầy đủ về mặt tiền bạc. Trong tập đầu của bộ sách này- "Cha giàu cha nghèo"- chúng ta sẽ nhìn lại những nét chính về tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. 1. CUỐN SÁCH NÓI VỀ ĐIỀU GÌ? Cuốn sách được bắt đầu với lời kể của Robert trong vai 1 cậu bé 9 tuổi khi có đến 2 người cha- 1 người cha ruột cậu đặt tên là CHA NGHÈO và người cha của bạn thân nhất, cậu đặt tên là CHA GIÀU. Cậu đã mô tả cách suy nghĩ, quan điểm sống và ngôn ngữ của 2 người cha dẫn đến sự khác biệt trong số phận của họ. Mỗi chương sách là 1 bài học mà cậu bé dược người Cha giàu chỉ dạy và muốn gửi lại cho độc giả. Các bài học không trả lời cho câu hỏi về 1 phương thức làm giàu cụ thể nào mà chỉ nhằm đả thông tư tưởng cho những người đã bị lối suy nghĩ truyền thống bám rễ và níu chân. Dướ

    Bí quyết tư duy triệu phú - T. Harv Eker

    “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” chỉ rõ tại sao một số người nhất định sẽ giàu có, thành công trong khi số khác phải suốt đời vật lộn với khó khăn. Nếu bạn muốn biết gốc rễ của thành công, hãy đọc sách này” Nhận xét về T.Harv Eker và “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” chỉ rõ tại sao một số người nhất định sẽ giàu có, thành công trong khi số khác phải suốt đời vật lộn với khó khăn. Nếu bạn muốn biết gốc rễ của thành công, hãy đọc sách này”. Roberrt G.Allen, tác giả của “Đa thu nhập” và “Nhà Triệu phú Một phút” “T.Harv Eker cho ta bản kế hoạch làm giàu và các công cụ để xây dựng lâu đài sự thịnh vượng, từ trong ra ngoài, vì thế nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian và hoàn cảnh”. Dr. Denis Waitley, tác giả cuốn “Hạt giống của sự vĩ đại” “T.Harv Eker là bậc thầy trong việc làm cho việc làm giàu có trở nên đơn giản. Cuối cùng, các nguyên tắc đầy sức mạnh của ông ta ñược trình bày trong cuốn sách tuyệt vời này.” Marci Shimoff, đồng tác giả cuốn “Chicke