• TRANG CHỦ
  • CƠ HỘI KINH DOANH
  • TÓM TẮT SÁCH
  • LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
  • Chuyển đến nội dung chính

    Tóm tắt sách Đánh thức con người phi thường trong bạn.

    Để thay đổi cuộc sống, hãy tập trung vào việc đưa ra những quyết định đúng và cam kết thực hiện chúng.

    Lần cuối cùng bạn nghĩ về việc thay đổi cuộc sống của bạn là khi nào?
    Có thể đó là dịp năm mới và bạn quyết định bỏ hút thuốc lá. Hay có lẽ đó là lúc bạn muốn giảm cân và nghiêm túc cân nhắc về một chế độ ăn kiêng mới.
    Nhưng bạn đã thực sự thành công với việc thay đổi cuộc sống của mình?
    Nếu câu trả lời là chưa thì vấn đề là cách bạn cụ thể hoá khát khao thay đổi của mình: “Tôi muốn ngừng ăn vặt” thay vì “Tôi sẽ bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn
    Để thay đổi bất kỳ điều gì trong cuộc đời, trước hết bạn phải có quyết định rõ ràng. Sau đó, bạn nhất định phải kiên trì với quyết định ấy bất kể có bao nhiêu khó khăn.
    Điều này đòi hỏi bạn phải luôn sẵn sàng để điều chỉnh phương pháp của mình khi gặp trở ngại.
    Ví dụ như câu chuyện về Soichiro Honda. Khi còn là học sinh, ông ấy đã quyết định rằng mình muốn chế tạo những vòng piston hiệu quả cho xe ô tô. Lịch sử cho thấy Honda đã thành công với mục tiêu đó, nhưng trên con đường dẫn đến thành công ông đã gặp rất nhiều khó khăn tưởng như có thể làm ông bỏ cuộc.
    Ví dụ, trong chiến tranh thế giới thứ II, chính phủ Nhật Bản đã không cung cấp cho Honda bê tông để xây dựng các nhà máy sản xuất sản phẩm của mình.
    Honda đã vượt qua khó khăn đó thế nào?
    Giải pháp của Honda là ông ta đã tự phát minh ra cách làm bê tông và nhờ đó bắt đầu xây dựng đế chế của mình.
    Và, khi bạn kiên trì thực hiện những quyết định lớn thì dường như làm càng nhiều bạn sẽ càng dễ vấp phải các thử thách. Vì vậy, đừng nản lòng nếu không thể tránh khỏi thất bại khi bạn cố gắng tạo ra bước ngoặt cho cuộc đời mình. Thay vào đó, hãy suy nghĩ về những gì bạn có thể học được từ thất bại.
    Ví dụ, người hút thuốc hiếm khi thành công trong lần đầu nỗ lực bỏ thuốc lá. Nhưng nếu họ sử dụng sự thất bại đó như một cơ hội để suy nghĩ về những trở ngại để bỏ thuốc (như sự cám dỗ mạnh mẽ bởi những người xung quanh hút thuốc), và làm thế nào họ có thể vượt qua chính mình trong tương lai (tránh xa những nơi có người hút thuốc) để sau đó họ có thể hoàn thành mục tiêu của họ.

    Tạo dựng thói quen mới bằng cách liên tưởng những thói quen xấu với nỗi đau và những thói quen tốt mong muốn có với sự hào hứng, vui vẻ.

    Chúng ta đã thấy rằng để hoàn thành mục tiêu và mang lại thay đổi, chúng ta phải tuyệt đối trung thành với quyết định của mình. Nhưng thậm chí với những ý định tốt nhất, việc thay đổi những thói quen đã ăn sâu vào con người chúng ta sẽ là vô cùng khó khăn.
    Tại sao ư? Bởi vì tất cả mọi thứ chúng ta làm đều với mong muốn nhận lại sự hài lòng hoặc tránh các nỗi đau.
    Khi bạn đã nhận thức được động lực này, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó cho lợi ích của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn phá vỡ một thói quen cụ thể, một phương pháp hiệu quả để làm như vậy là liên kết hành vi đó với đau đớn.
    Hãy nói rằng bạn muốn ngừng ăn sô cô la. Một cách để thực hiện mục tiêu đó là liên kết việc ăn sôcôla với sự đau đớn về tinh thần.
    Ví dụ bạn có thể đưa ra một quy tắc rằng bất cứ khi nào bạn ăn sô cô la thì bạn phải hát một bài hát mà bạn không hề thích. Lúc này, não của bạn sẽ liên kết các hành vi ăn sô cô la với cảm giác khó chịu mà bạn phải chịu trong khi hát bài hát đó. Nhưng hãy nhớ rằng : bạn cần phải cam kết với quyết định của bạn, vì vậy bạn sẽ phải hát thật to ngay cả khi bạn ăn bánh sô cô la tại một bữa tiệc!
    Tuy nhiên, để đảm bảo rằng bạn thay đổi hành vi của mình trong thời gian dài thì điều quan trọng là bạn phải tìm được một thói quen mới mà bạn mong muốn hơn, cái mang lại cho bạn niềm vui tương ứng với thói quen cũ mang lại.
    Vì vậy, để loại bỏ sô cô la ra khỏi chế độ ăn kiêng của bạn, bạn phải tạo một thói quen ăn uống khác không có sô cô la nhưng sẽ có món ăn khác mà bạn thích. Đây có thể là một cách thay thế lành mạnh, chẳng hạn như trái cây yêu thích của bạn, hoặc một hoạt động, như một môn thể thao mới. Bạn cũng sẽ được lợi từ việc tưởng tượng những điều tuyệt vời đang lưu giữ cho bạn một khi bạn phá vỡ thói quen. Ví dụ, nếu bỏ sô cô la, rất nhanh thôi bạn có thể mặc chiếc quần jean cũ một lần nữa.
    Kỹ thuật này có một hồ sơ theo dõi đã được chứng minh để giúp đỡ nhiều người người phá vỡ những thói quen thậm chí đã bén rễ quá sâu trong con người họ Trong một nghiên cứu về hiệu quả của việc thay thế những thói quen không lành mạnh cho sức khỏe bằng những thói quen có lợi cho sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra việc phục hồi chức năng của người nghiện ma túy. Họ phát hiện ra rằng những người nghiện ma túy đã tìm ra một thói quen thay thế, thói quen lành mạnh có thể mang lại cho họ niềm vui như nhau – chẳng hạn như bước vào một mối quan hệ mới, hoặc bắt đầu sở thích có lợi mới.

    Để thay đổi chính bản thân, hãy thay đổi niềm tin của bạn.

    Hãy tưởng tượng hai người vừa bước sang tuổi 60. Một người trong số họ có thể nghĩ rằng cuộc đời mình sắp kết thúc, những năm tháng đẹp nhất của anh ấy đã đi qua. Tuy nhiên, người kia có thể thực sự xúc động vì mọi thứ vẫn còn lưu trữ trong cô ấy.
    Điều gì có thể giải thích cho sự khác biệt nổi bật như vậy trong góc nhìn về cuộc sống?
    Cách mà chúng ta nhìn thế giới và bản thân được hình thành bởi niềm tin của chúng ta.
    Nhưng chính xác thì niềm tin là gì?
    Một niềm tin là một suy nghĩ được củng cố bởi những dẫn chứng xác thực. Bạn có thể, ví dụ, có ý tưởng rằng bạn là một kỳ thủ cờ vua xuất sắc. Nhưng suy nghĩ đó sẽ trở thành niềm tin chỉ khi nó được củng cố bởi một số bằng chứng nhất định. Ví dụ, bằng chứng tốt nhất là bạn giành chiến thắng trong phần lớn các trận đấu cờ với các kỳ thủ khác.
    Đối với hầu hết chúng ta, bất kỳ sự kiện nào trong cuộc sống đều có thể có liên quan và củng cố cho niềm tin của chúng ta. Thật không may, điều này cũng có nghĩa là bất cứ khi nào điều khủng khiếp xảy ra chằng hạn khi bạn mất đi một người thân yêu – phần lớn chúng ta sẽ coi sự mất mát đó là minh chứng cho cho niềm tin rằng cuộc sống quả thực rất khủng khiếp.
    Nhưng chúng ta không cần phải nghĩ như vậy: nếu chúng ta quản lý các mẩu tin có liên quan tốt để giải thích vấn đề theo chiều hướng tích cực hơn, chúng ta có thể hướng cuộc sống của chúng ta theo một cách lạc quan hơn. Vì vậy, nếu bạn đang đau khổ, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm đó như một nguồn năng lượng và động lực giúp cho bạn mạnh mẽ hơn. Có lẽ bạn sẽ thấy điều này thể hiện vô cùng rõ ràng trong trường hợp bạn giúp ai đó vượt qua nỗi đau khổ của họ.
    Những gợi ý này cho thấy rằng: Để thay đổi cuộc sống của bạn, trước tiên bạn cần phải thay đổi niềm tin của bản thân.
    Tuy nhiên, vấn đề là nhiều người trong chúng ta có xu hướng lo sợ những thay đổi và cố gắng bảo vệ những niềm tin đã ăn sâu vào tâm trí trước đó.
    Những niềm tin khi đã trở thành thói quen trong suy nghĩ cũng giống như mọi thói quen, chúng đều có thể bị phá vỡ. Như với bất kỳ thói quen khác, để đập bỏ một niềm tin hiện có, bạn cần phải liên hệ chúng với nỗi đau cũ và hài lòng với những niềm tin mới.
    Một cách dễ dàng để đạt được điều đó là tìm ra một mô hình vai trò những người mà đã thành công trong việc thay đổi niềm tin của mình, và thích ứng với cách làm việc đó cho mục đích của riêng bạn.

    Thay đổi cách sử dụng từ ngữ của bạn có thể thay đổi thái độ và cảm xúc của bạn.

    Bạn có biết rằng trong tiếng Anh có khoảng 3000 từ mô tả cảm xúc?
    Thật đáng ngạc nhiên, tuy nhiên, có gần gấp đôi số lượng từ là để miêu tả những cảm xúc tiêu cực so với những từ để mô tả cảm xúc tích cực – đó có thể là lý do tại sao nhiều người có xu hướng trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực thường xuyên hơn.
    Do đó điều quan trọng là bạn phải chú ý đến những từ bạn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của bạn, vì chúng sẽ định hình suy nghĩ và nhận thức của bạn.
    Để suy nghĩ khác về một tình huống, bạn cần phải mô tả nó một cách khác nhau.
    Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chuyến đi đường và xe của bạn bị hỏng ở giữa đường. Trong tình huống này, bạn có thể cho phép bản thân trở nên tức giận và và phàn nàn về việc nó “gây rắc rối” như thế nào và cảm giác “tức giận” của bạn ra sao. Nhưng bạn cũng có thể nói điều gì đó khác đi và nhẹ nhàng như “thật bất tiện.” Mô tả những gì chúng ta thường trải nghiệm như một tình huống bực bội nói một cách nhẹ nhàng hơn có thể tránh cho bạn bị rơi vào một trạng thái cảm xúc tiêu cực hơn.
    Ví dụ này được cho là trung tâm của những gì mà tác giả gọi là Từ vựng Chuyển đổi (Transformational Vocabulary): những từ ngữ chúng ta sử dụng để mô tả trải nghiệm của chúng ta về thế giới.
    Vậy làm thế nào bạn có thể thay đổi cách cách sử dụng từ ngữ để làm chủ cảm xúc của bản thân?
    Bí mật là sử dụng từ mạnh mẽ cho những cảm xúc tích cực và những từ ít gay gắt hơn cho những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, thay vì nói “hạnh phúc“, bạn có thể sử dụng các từ mô tả mạnh mẽ hơn: “Cực đã.” Hoặc, nếu bạn đang phải trải qua những cảm xúc tiêu cực gay gắt, bạn nên mô tả trải nghiệm đó với bạn bè bằng những từ và cụm từ ít gay gắt hơn, chẳng hạn như “Chẳng có vẹo gì phải lo cả mày ạ!” thay vì “Tao thấy lo lắng và bất an quá, cứ như ngồi trên đống lửa vậy.
    Một mẹo cuối cùng: cố gắng sử dụng những từ khác thường để diễn tả cảm xúc tiêu cực. Việc làm này có thể làm bạn vui, và ngay lập tức sẽ cải thiện tâm trạng của bạn – thậm chí làm hài lòng những người xung quanh bạn. Ví dụ, khi bạn đang rất khó chịu, bạn có thể nói: “Hình như tao đang bị khùng mày ạ.” Cách nói này có thể ngay lập tức cải thiện tâm trạng của bạn thay vì bạn xả sự tức giận đó vào người khác. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân mà.

    Để tìm ra giải pháp tốt nhất cho bất kỳ vấn đề nào, hãy đưa ra những câu hỏi đúng.

    Như bạn đã biết, để thay đổi cuộc sống của bạn đòi hỏi bạn phải thay đổi bạn cách suy nghĩ. Trong phần tóm tắt này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn một chút thông qua câu hỏi, chính xác thì suy nghĩ là gì?
    Về cơ bản, những suy nghĩ của chúng ta là một loạt các câu hỏi và câu trả lời. Vì vậy, những câu hỏi chúng ta đặt ra sẽ xác định cách mà chúng ta nghĩ, có nghĩa là những câu hỏi đó rất cần thiết cho kinh nghiệm sống của chúng ta.
    Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng câu hỏi của chúng ta có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Mỗi khi bạn đặt câu hỏi, các bạn hỏi sẽ xác định trọng tâm những suy nghĩ của bạn. Nếu bạn hỏi một câu hỏi tiêu cực, bạn sẽ nhận được một câu trả lời tiêu cực; đặt một câu hỏi tích cực, bạn sẽ nhận được một câu trả lời tích cực.
    Ví dụ, nếu bạn liên tục thấy mình trong một tình huống khó chịu, hãy tự hỏi “tại sao những việc quái quỷ này luôn luôn xảy ra với mình vậy nhỉ?” Câu hỏi này sẽ ngay lập tức tập trung suy nghĩ của bạn về những thất bại trong cuộc sống của bạn. Kết quả? Tâm trạng của bạn sẽ rơi vào một cái hố sâu, và thế là cuộc đời bạn sẽ luôn bị giam cầm trong những suy nghĩ tiêu cực này.
    Vì vậy, điều quan trọng là bất cứ khi nào bạn phải đối mặt với một vấn đề, hãy tự hỏi mình những câu hỏi đúng.
    Nói thì dễ, làm mới khó. Chúng ta thường có xu hướng cảm thấy bị choáng ngợp trong những tình huống khó khăn, trong tình huống đó chúng ta thường bật luôn ra một câu hỏi sai, ví dụ, “tại sao lại là tôi?” kết quả là chính câu hỏi đó khiến cho bạn bị nản lòng.
    Giải pháp là đưa ra một danh sách các câu hỏi trước. Hãy tạo thói quen để hỏi những câu hỏi như: “Trong cái rủi, có cái may. Trường hợp này có gì may mắn và tốt đẹp nhỉ?” và “mình phải làm gì đó thú vị để giải quyết vấn đề này?
    Việc đặt ra câu hỏi như vậy trong khi có nhiều thử thách sẽ nâng cao tâm trạng của bạn và cho phép bạn tìm ra giải pháp hiệu quả cho nó, hoặc ít nhất là để đối phó tốt hơn với những hậu quả.
    Nếu bạn thực sự muốn tạo ra một thái độ tích cực đối với cuộc sống, bạn có thể tự áp dụng những hướng dẫn này. Tốt nhất, mỗi buổi sáng nên tự hỏi bản thân những câu hỏi tích cực mà bạn có thể thực hiện hoặc đã thực hiện. Ví dụ, bạn có thể hỏi “Điều gì thực sự tuyệt vời trong cuộc sống của tôi?” hoặc “có những thành quả gì mà mình có thể tự hào?“. Sau đó thì tự trả lời và tự sướng luôn.
    Bằng cách bắt đầu ngày mới tâm trạng tuyệt vời, dần dần bạn sẽ dễ dàng tiếp cận trạng thái tích cực hơn trong ngày, dẫn đến một cuộc sống tốt hơn, thành công hơn.

    Khám phá những giá trị cuộc sống của riêng bạn để tìm ra cách giúp bạn sống với tiềm năng thực sự của bản thân.

    Bạn có thể nói một cách chắc chắn những gì bạn tin là quan trọng nhất đối với cuộc sống của bạn? Đó có phải là tình yêu? Hay sức khỏe của bạn?
    Nếu bạn không chắc chắn, bạn nên nỗ lực để tìm ra, như những người thành công nhất, người hạnh phúc nhất là những người hiểu rõ giá trị bản thân và sống cuộc đời theo cách riêng họ.
    Vì vậy, nếu bạn không cảm thấy thỏa mãn trong cuộc sống của mình, nhưng không biết chính xác lý do là tại sao, nó có thể là do bạn đang không sống theo niềm tin của chính mình.
    Hãy tưởng tượng bạn được mời làm một công việc thú vị mới ở một đất nước khác. Chấp nhận đề nghị đó có nghĩa là bạn sẽ phải từ bỏ cuộc sống hiện tại và đưa gia đình đi tới một nơi ở mới cách xa cả ngàn dặm. Bạn đã sẵn sàng chứ?
    Nếu bạn không thể quyết định, lý do là bạn không chắc chắn về các giá trị của mình. Trong trường hợp đặc biệt này, để đưa ra quyết định mang lại hạnh phúc cho bạn đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu liệu sự phát triển cá nhân có quan trọng đối với bạn hơn là bảo mật tài chính hay không.
    Hãy dành thời gian để suy nghĩ và liệt kê các giá trị quan trọng nhất theo thứ tự ưu tiên, và giải thích chi tiết về lý do tại sao lại bao gồm các giá trị đó. Khi tạo danh sách này, bạn có thể nhận thấy rằng một số các giá trị mà bạn đang có không phù hợp để hoàn thành mục tiêu của bạn.
    Có lẽ giá trị cuối cùng của bạn trong cuộc sống là niềm đam mê – tất cả mọi thứ bạn làm và bạn muốn làm điều đó với niềm đam mê mạnh mẽ. Nhưng, khi bạn suy nghĩ về sự liên kết giữa các giá trị và mục tiêu của mình, bạn có thể nhận ra rằng tiếp cận mọi thứ với niềm đam mê có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Đây là một giá trị không mong muốn, bởi vì nếu bạn không khỏe, bạn sẽ không thể làm cứ điều gì mà bạn đam mê.
    Giải pháp ở đây là thay đổi các giá trị của bạn. Bạn có thể quyết định rằng, từ bây giờ, bạn nên ưu tiên sức khỏe của bạn hơn là niềm đam mê. Bằng cách đặt sức khỏe lên hàng đầu bạn sẽ có thể đam mê mà không có những hạn chế.

    Hãy đưa ra các quy tắc cuộc sống làm cho bạn hạnh phúc, và nói với người khác về những nguyên tắc này.

    Tất cả chúng ta đều có những quy tắc mà chúng ta luôn tuân theo trong cuộc sống. Những quy tắc này, chẳng hạn như, “Tôi hạnh phúc khi đọc một cuốn sách,” đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hành động của chúng ta và cảm giác của chúng ta như thế nào bởi vì chúng quyết định điều gì sẽ tác động và sẽ không làm cho chúng ta hạnh phúc.
    Tuy nhiên,các quy tắc có thể giới hạn những trải nghiệm của chúng ta, và do đó chúng ta có khả năng cao đạt được hạnh phúc thực sự.
    Hãy suy nghĩ về bản thân vào lúc này: Bạn cần gì để bản thân được hạnh phúc? Bạn có cần trúng một vé Vietlot hàng trăm tỷ không? Bạn có muốn bạn bè đánh giá bạn cao hơn không?
    Có thể bạn đúng khi nghĩ những điều đó sẽ mang lại hạnh phúc cho bạn nhưng những điều đó là NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT CỦA BẠN. Do đó, điều quan trọng là tạo ra quy tắc cuộc sống mà bạn có thể kiểm soát.
    Ví dụ, thay vì việc “Tôi sẽ cảm thấy tuyệt vời nếu có ai đó chúc mừng tôi về công việc của mình“, hãy cố gắng sử dụng một quy tắc mà làm cho việc bạn cảm thấy hạnh phúc phụ thuộc vào việc bạn hoàn thành mục tiêu cá nhân.
    Bởi vì rất nhiều các quy tắc của chúng ta phụ thuộc vào hành động của người khác, chúng ta có thể bực bội hay khó chịu khi những người khác hành động không theo quy tắc mà ta đang tuân theo. Trong thực tế, nếu bạn đang tức giận với ai, đó là bởi vì người đó đang vô thức làm khác với quy tắc của bạn.
    Nhưng bạn không thể mong đợi quy tắc cá nhân của bạn giống như quy tắc của người khác. Vì vậy, nếu bạn muốn có hạnh phúc, bạn phải đưa ra các quy tắc và đảm bảo rằng những người khác biết điều gì là quan trọng với bạn.
    Thử xem xét tình huống sau: Bạn thân của bạn, con bạn giời đánh không bao giờ gọi cho bạn. Trong khi bạn tin rằng “Đã là bạn thì phải gọi cho nhau thường xuyên“, bạn cảm thấy con bạn thân đã không còn thân nữa.
    Tuy nhiên, cô ấy có thể suy nghĩ khác về tình bạn – ví dụ là ở bên bạn trong những thời điểm khủng hoảng chứ không phải là gọi điện cho nhau mỗi tuần.
    Nhưng, bằng cách chia sẻ quan điểm về bạn thân với “con bạn giời đánh”, cô bạn thân của bạn sẽ hiểu tại sao bạn bực mình với cô ấy, và trên cơ sở đó, hai bạn có thể thiết lập một nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ bạn bè.

    Khi hiểu rõ cảm xúc của mình, bạn có thể kiểm soát được chúng.

    Chúng ta có thể thấy rằng nếu bản thân không quá nghiêm ngặt về các quy tắc riêng của mình, chúng ta sẽ có thể quyết định những gì sẽ làm bản thân hạnh phúc. Nhưng đó không chỉ là hạnh phúc mà bạn có thể làm chủ mà trên thực tế bạn có thể lựa chọn và làm chủ toàn bộ các cung bậc cảm xúc của chính mình.
    Nhưng để tự chủ được, đầu tiên chúng ta cần phải xác định chính xác cảm xúc thật của bản thân.
    Chúng ta có xu hướng dễ dàng bị choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực của chính mình, thường là bởi vì chúng ta khái quát hóa chúng hoặc không xác định được chúng một cách chính xác. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy tức giận về điều gì đó, nhưng, nếu bạn suy nghĩ về nguyên nhân thực sự gây ra cảm giác đau đớn về tinh thần của bạn, bạn có thể nhận ra có cái gì khác đằng sau sự tức giận đó, có lẽ là vì kiệt sức.
    Ngay khi bạn xác định được nguyên nhân này, bạn có thể sử dụng Từ vựng Chuyển đổi (ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn bằng cách mô tả chúng một cách khác nhau) và thể hiện sự kiệt sức của bạn bằng cách nói rằng “Tôi cảm thấy hơi phê.” Điều này sẽ làm giảm bớt bất kỳ sự tiêu cực nào bạn cảm thấy, và làm cho cảm xúc tiêu cực đó dễ dàng qua đi.
    Điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn không nhận những cảm xúc không tốt theo hướng tiêu cực. Tất cả cảm xúc góp phần giúp bạn đưa ra thay đổi tích cực trong cuộc sống, vì chúng chỉ ra điều gì đó không hoàn toàn đúng, nhắc nhở bạn xem xét kỹ và tìm ra nguyên nhân thực sự của những khó khăn của bạn. Chỉ bằng cách xác định nguyên nhân đó bạn mới có thể bắt đầu thay đổi.
    Nhưng hiểu nguyên nhân thực sự của một trạng thái cảm xúc đặc biệt chỉ là bước đầu tiên. Bước tiếp theo là một thách thức lớn hơn: bạn phải có hành động để đối phó với những cảm xúc và thay đổi bất cứ thứ gì đang tác động để gây ra các cảm xúc này.
    Vì vậy, nếu bạn đã xác định thành công các nguyên nhân gây ra cảm xúc không vui cho bạn là sự cô đơn, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm những lý do khiến bạn cô đơn. Ví dụ, có thể là bạn chưa từng gặp bất kỳ người bạn nào gần đây. Trong trường hợp đó, giải pháp rõ ràng là: Nhấc máy lên, gọi cho bạn bè và mời tụi nó tiêu tiền giúp bằng cách ăn uống, xem phim…
    Thi thoảng, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn chỉ đơn giản là không thể đối phó với một cảm xúc đặc biệt. Khi điều đó xảy ra, hãy thử nhớ lại một khoảng thời gian khi bạn giải quyết thành công nó. Việc làm này sẽ giúp bạn tự tin với khả năng xử lý những trạng thái cảm xúc tiêu cực, bởi vì nếu bạn đã từng giải quyết được một lần, bạn chắc chắn có thể làm lại.

    Đóng góp cho xã hội để khám phá những gì cá nhân bạn có thể vươn tới.

    Trong phần tóm tắt trước đó, chúng ta đã thảo luận làm thế nào để kiểm soát cuộc sống của bản thân, đạt được thành công và tìm được hạnh phúc. Tuy nhiên, tại thời điểm này, bạn có thể nghĩ rằng dù bạn có làm gì thì cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Những việc nhỏ bé bạn làm không đủ để tác động và thay đổi bất cứ điều gì trong xã hội.
    May mắn thay, điều bạn nghĩ lại không chính xác. Ngay cả những quyết định nhỏ nhất bạn tạo ra trong cuộc đời có thể có ảnh hưởng lớn trong xã hội.
    Trong khi hầu hết mọi người tin rằng họ không có đủ ảnh hưởng để mang lại sự thay đổi rộng rãi như vậy, và do đó họ thậm chí không cố gắng để làm như vậy, sự thật là những quyết định đó là chìa khóa để thay đổi cuộc sống của chính bạn cũng chính là chìa khóa để chuyển đổi xã hội.
    Lấy ví dụ: “Chọn ăn gì vào bữa tối” có vẻ như chỉ là một quyết định vô cùng nhỏ trong cuộc sống. Giả sử bạn đã quyết định loại thịt bò khỏi chế độ ăn uống vì lý do sức khỏe cá nhân.
    Có vẻ như sự thay đổi này chỉ có lợi cho bạn, thực tế là việc ngừng ăn thịt bò có thể tạo ra sự khác biệt trên quy mô lớn hơn.
    Ví dụ, để sản xuất 100KG thịt bò đòi hỏi diện tích đất cần thiết ngang bằng với diện tích đất để trồng 20.000KG khoai tây. Nói cách khác, nhờ bạn bớt ăn thịt bò mà nhu cầu về thịt bò giảm. Do đó diện tích đất để nuôi bò cũng sẽ giảm. Diện tích đất giảm này được sử dụng cho việc trồng khoai tây và có nhiều khoai tây thì dân nghèo có thêm lương thực. Như vậy đói nghèo cũng sẽ giảm theo.
    Quyết định không ăn thịt bò ra của bạn góp phần làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm đó, và do đó hướng tới khả năng sử dụng đất đó cho các mục đích tốt hơn.
    Có một cách khác để bạn có thể mang lại thay đổi tích cực cho xã hội. Bây giờ bạn đã học được cách kiểm soát và suy ngẫm về cảm xúc của chính mình, bạn có thể bắt đầu giúp đỡ người khác từ những gì đã được học.
    Giả sử ta có một cửa hàng tạp hóa và trong lúc bán hàng ta nhận thấy một khách hàng giống như ta với tâm trạng buồn chán. Thay vì chú tâm vào việc bán hàng cá nhân, ta có thể dành cho vị khách hàng này một điều đặc biệt. Ta có thể nói với vị khách hàng này rằng anh ta có thể mua một ít trứng và cửa hàng sẽ miễn phí số trứng đó.
    Và nếu ta có thể đi khắp thế giới, luôn mỉm cười với những người mà ta gặp, đó có thể là cách mà ta có thể giúp những người đó cải thiện tình trạng hiện thời. Và sau đó chính những người này cũng có thể chia sẻ điều tuyệt vời đó với những người khác!

    Tổng kết

    Thông điệp chính của cuốn sách:
    Những quyết định nhỏ và những thay đổi trong hành vi của bạn có thể có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời bạn nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung.
    st

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TÓM TẮT BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU.

    Tập 1: Cha giàu cha nghèo. Bộ sách "Dạy con làm giàu" của tác giả Robert KIyosaki viết vào đầu thế kỷ 21 dường như đã trở thành giáo trình cho một số trường học cũng như một số cá nhân muốn sở hữu một cuộc sống đầy đủ về mặt tiền bạc. Trong tập đầu của bộ sách này- "Cha giàu cha nghèo"- chúng ta sẽ nhìn lại những nét chính về tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. 1. CUỐN SÁCH NÓI VỀ ĐIỀU GÌ? Cuốn sách được bắt đầu với lời kể của Robert trong vai 1 cậu bé 9 tuổi khi có đến 2 người cha- 1 người cha ruột cậu đặt tên là CHA NGHÈO và người cha của bạn thân nhất, cậu đặt tên là CHA GIÀU. Cậu đã mô tả cách suy nghĩ, quan điểm sống và ngôn ngữ của 2 người cha dẫn đến sự khác biệt trong số phận của họ. Mỗi chương sách là 1 bài học mà cậu bé dược người Cha giàu chỉ dạy và muốn gửi lại cho độc giả. Các bài học không trả lời cho câu hỏi về 1 phương thức làm giàu cụ thể nào mà chỉ nhằm đả thông tư tưởng cho những người đã bị lối suy nghĩ truyền thống bám rễ và níu chân. Dướ

    4 loại đòn bẩy bạn cần biết nếu muốn tự do tài chính

    4 LOẠI ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH BẠN CẦN BIẾT NẾU MUỐN TỰ DO TÀI CHÍNH . ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ NHẤT: TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ HAI: KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ BA: Ý TƯỞNG CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ TƯ: THỜI GIAN VÀ SỨC LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH THỨ NHẤT: TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC. Bạn đang bước những bước đi đầu tiên trên con đường dẫn đến sự tự do tài chính? Dưới đây là 4 đòn bẩy tài chính mà bạn cần phải biết để đạt được mục tiêu đó. Như bạn đã biết, nếu muốn đi nhanh hơn người khác, bạn cần sử dụng cho mình ít nhất một loại đòn bẩy, nếu bạn không biết gì về đòn bẩy tài chính thì nghĩa là bạn đã thua một cuộc đua mà bạn không đáng là người thất bại. 4 loại đòn bẩy tài chính đó là: Tiền của người khác  (OPM – Other People’s Money) Kinh nghiệm của người khác  (OPE – Other People’s Experience) Ý tưởng của người khác  (OPI-Other People’s Idea) Thời gian và sức lao động của người khác  (OPT-W Other People’s Time&Wor

    Bí quyết tư duy triệu phú - T. Harv Eker

    “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” chỉ rõ tại sao một số người nhất định sẽ giàu có, thành công trong khi số khác phải suốt đời vật lộn với khó khăn. Nếu bạn muốn biết gốc rễ của thành công, hãy đọc sách này” Nhận xét về T.Harv Eker và “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” chỉ rõ tại sao một số người nhất định sẽ giàu có, thành công trong khi số khác phải suốt đời vật lộn với khó khăn. Nếu bạn muốn biết gốc rễ của thành công, hãy đọc sách này”. Roberrt G.Allen, tác giả của “Đa thu nhập” và “Nhà Triệu phú Một phút” “T.Harv Eker cho ta bản kế hoạch làm giàu và các công cụ để xây dựng lâu đài sự thịnh vượng, từ trong ra ngoài, vì thế nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian và hoàn cảnh”. Dr. Denis Waitley, tác giả cuốn “Hạt giống của sự vĩ đại” “T.Harv Eker là bậc thầy trong việc làm cho việc làm giàu có trở nên đơn giản. Cuối cùng, các nguyên tắc đầy sức mạnh của ông ta ñược trình bày trong cuốn sách tuyệt vời này.” Marci Shimoff, đồng tác giả cuốn “Chicke